....
Câu 23. Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, sự kiện nào ở Nhật Bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tư tưởng cải cách được thực hiện?A. Mút-su-hi-tô lên kế vị vua cha, lấy hiệu là Minh Trị.                                          B. Tư tưởng dân chủ tư sản từ phương Tây du nhập vào Nhật Bản.C. Phong trào đấu tranh chống Sôgun phát triển mạnh đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.                                        D. Sự xâm nhập của các nước đế quốc (trước tiên là Mĩ) vào Nhật Bản.Câu 24. Ý nào sau đây k...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
2 tháng 8 2018 lúc 5:49

Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến dần lâm vào tình trang khủng hoảng. Triều đình Luông Pha-bang phải thần phục Xiêm. Đây chính là điều kiện khách quan thuận lợi để thực dân Pháp có thể dễ dàng gây sức ép với triều đình Xiêm trong việc trao đổi, thương lượng, hoàn thành việc biến Lào trở thành thuộc địa của mình.

Đáp án cần chọn là: C

Bình luận (0)
Nguyễn Trúc Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
19 tháng 6 2018 lúc 4:12

Đáp án A

Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận được đặt ra ngày càng cấp thiết. Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 10 2018 lúc 7:57

Chọn đáp án A

Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận được đặt ra ngày càng cấp thiết. Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
27 tháng 3 2019 lúc 15:46

Đáp án A

Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận được đặt ra ngày càng cấp thiết. Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam

Bình luận (0)
Vũ Ngọc Minh
Xem chi tiết
Lê Minh Sơn
8 tháng 3 2016 lúc 15:10

Những đề nghị cải cách ở Việt nam cuối thế kỉ XIX

- Trong hoàn cảnh đất nước bị khủng hoảng, nhân dân sống cơ cực, địch họa kề bên, một số sĩ phu yêu nước tiến bộ hi vọng cải cách để cứu vãn tình thế. Vào những năm 60 của thế kỉ XX,  có nhiều ý kiến đề xuất cải cách được dâng lên triều đình.

- Tiêu biểu là:

+ Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định) thông thương với bên ngoài; Đinh Văn Điền xin khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

+ 1863-1871: Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi triều đình 60 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công - thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục...

+ Năm 1872, Viện Thương Bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài.

+ 1877-1882: Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản "Thời vụ sách" lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

* Những đề nghị cải cách này không được thực hiện, vì:

- Đất nwocs khủng hoảng: kinh tế suy yếu, chính trị - xã hội không ổn định. Nhân tài vật lực kiệt quệ không đủ khả năng tiến hành.

- Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, cố chấp, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh, khư khư ôm lấy cái cũ và không chịu đổi mới (do ý thức hệ phong kiến quá lâu, quá sâu). Những người có tư tưởng cải cách, ủng hộ cải cách không phải là người nắm quyền lực cao trong triều đình.

- Thiếu sự đồng thuận từ trên (vua và triều đình) đến dưới (thiếu sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân)... Bản thân các đề nghị cải cách còn có những hạn chế: tản mạn, rời rạc, không cụ thể, thiếu tính toàn diện, thiếu tính khả thi.

- Đất nước đã bị Pháp xâm lược (hoàn cảnh đất nước có chiến tranh) nên khó tiến hành cải cách.

* Điều kiện để thực hiện một cuộc cải cách:

- Cải cách là yêu cầu khách quan của lịch sử, muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải cải cách.

- Để một cuộc cải cách thành hiện thực phải có các điều kiện:

+ Sự đồng thuận từ trên xuống dưới, quyết tâm của người lãnh đạo, ủng hộ của nhân dân.

+ Phải có điều kiện thuận lợi đảm bảo công cuộc cải cách giành thắng lợi.

+ Đề nghị cải cách phù hợp với đất nước (thiên thời, địa lợi, nhân hòa).

Bình luận (0)
Fjf
Xem chi tiết
phung nguyen
Xem chi tiết
Thanh Đình Lê
22 tháng 4 2023 lúc 22:48

Các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX được đưa ra nhằm cải thiện và phát triển đất nước, tạo điều kiện cho sự tiến bộ của xã hội. Các đề nghị này bao gồm việc cải cách giáo dục, pháp luật, chính quyền và kinh tế. Tuy nhiên, các đề nghị này đã gặp phải nhiều khó khăn do sự đối lập của triều đình bảo thủ.

Liên hệ với cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản vào năm 1868, ta thấy được một số điểm giống và khác nhau giữa hai trào lưu cải cách này.

Giống nhau:

Cả Việt Nam và Nhật Bản đều đang trong giai đoạn chuyển đổi từ chế độ phong kiến sang chế độ hiện đại.Cả hai nước đều đang cố gắng cải cách giáo dục, pháp luật, chính quyền và kinh tế để phát triển đất nước.Cả hai nước đều có sự tác động của các nước phương Tây trong quá trình cải cách.

Khác nhau:

Trong khi Nhật Bản đã có sự lãnh đạo của một nhóm các quan chức cải cách, Việt Nam vẫn đang trong tình trạng triều đình bảo thủ, không muốn chấp nhận các đề nghị cải cách.Nhật Bản đã có sự hỗ trợ từ các nước phương Tây trong quá trình cải cách, trong khi Việt Nam vẫn đang bị áp đặt các chính sách khai thác thuộc địa của các nước phương Tây.

Tóm lại, các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX và cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản vào năm 1868 đều là những nỗ lực để phát triển đất nước và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, có những điểm giống và khác nhau giữa hai trào lưu cải cách này, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và văn hóa của từng quốc gia.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
15 tháng 6 2019 lúc 16:52

- Chính sách đối ngoại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX của Nhật Bản là tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng.

Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản. Các ngành công nghiệp phát triển. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Những công ty độc quyền xuất hiện chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị ở Nhật Bản. => Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã tạo nên sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền Nhật Bản thi hành chính sách xâm lược và bành trướng.

Đáp án cần chọn là: C

Bình luận (0)